Sử dụng mạng xã hội là việc quá quen thuộc với rất nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết được bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội bao gồm những nội dung gì. Trong bài viết dưới đây, ForLike sẽ chia sẻ chi tiết để mọi người cùng tìm hiểu.
Nội dung cụ thể của bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Bộ quy tắc ứng xử mạng xã hội được ban hành với mong muốn tạo nên không gian mạng lành mạnh nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do cá nhân, không phân biệt đối xử và phù hợp với các chuẩn mực của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là quy chuẩn về đạo đức, giáo dục ý thức cũng như tạo thói quen tích cực cho mọi người khi dùng mạng xã hội.

Bộ quy tắc này được thể hiện rõ tại khoản 2 điều 2 Quyết định 874/QĐ-BTTTT với các nội dung như sau:
Quy tắc tuân thủ và tôn trọng pháp luật
Đây là điều đầu tiên được thể hiện trong bộ quy tắc.Mọi đối tượng thuộc quy định áp dụng đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng lợi ích và quyền hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Quy tắc lành mạnh
Tất cả mọi người khi hoạt động trên mạng xã hội đều phải có hành vi, ứng xử phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Quy tắc 3 bảo mật thông tin
Những đối tượng được áp dụng ở quy tắc này đều phải đảm bảo các quy định cũng như hướng dẫn về an toàn, bảo mật thông tin.
Quy tắc 4 trách nhiệm
Khi tham gia mạng xã hội thì bất kỳ ai cũng phải chịu trách nhiệm về ứng xử, hành vị của mình. Khi có vấn đề xảy ra phải phối hợp với cơ quan có chức năng để xử lý.
Bộ quy tắc ứng xử trên trang mạng xã hội dành cho ai?
Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được đưa ra và áp dụng cho những đối tượng sau đây:
- Những cá nhân, tổ chức dùng mạng xã hội
- Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam và các cơ quan nhà nước, công chức, người lao động trong cơ quan nhà nước có sử dụng mạng xã hội.
Xử phạt như thế nào khi không ứng xử đúng quy tắc?
Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã quy định rõ ràng về việc xử phạt những vi phạm liên quan đến mạng xã hội, cụ thể:

- Đối với những hành vi lợi dụng mạng xã hội sẽ bị phát từ 10 triệu đến 20 triệu, cụ thể:
+ Chia sẻ, cung cấp thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xuyên tạc liên quan đến nhân phẩm, danh dự, uy tín cá nhân, tổ chức.
+ Chia sẻ, cung cấp, cổ súy mê tín, hủ tục, đồi trụy không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam.
+ Chia sẻ, cung cấp những thông tin về hành động kinh dị, chém giết, tai nạn rùng rợn.
+ Chia sẻ, cung cấp những thông tin bịa đặt, gây hoang mang bạo động, tệ nạn xã hội.
+ Chia sẻ, cung cấp tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm, chưa được phép lưu hành hoặc bị cấm.
+ Chia sẻ, cung cấp hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia.
+ Chia sẻ, cung cấp những đường dẫn, link bị cấm trên mạng.
- Đối với hành vi tiết lộ thông tin bí mật nhà nước, bí mật đời tư của người khác (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Tất cả những trường hợp trên khi xảy ra đều phải bắt buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm để trả lại không gian mạnh lành mạnh.
> Có thể bạn quan tâm:
- Nắm bắt 5 lợi ích của mạng xã hội mà bạn không thể bỏ lỡ
- Danh sách các mạng xã hội lớn trên thế giới mới nhất
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Hy vọng sau khi tìm hiểu mọi người sẽ có ý thức để đảm bảo không gian mạnh lành mạnh, tốt đẹp.