Trải nghiệm khách hàng là gì? Những thông tin liên quan cần biết

Sự thành công của một doanh nghiệp chắc chắn không chỉ phụ thuộc vào doanh số bán hàng, mà còn dựa vào sự hài lòng của khách hàng dành cho họ. Nên vấn đề nâng cao trải nghiệm khách hàng cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trải nghiệm khách hàng là gì? Để tìm kiếm câu trả lời, hãy xem ngay bài viết dưới đây của FORLIKE.PRO!

Trải nghiệm khách hàng là gì?

Trong tiếng Anh thì trải nghiệm khách hàng còn được gọi là Customer Experience – viết tắt: CX: Bao gồm tất cả cảm xúc hay kết quả tương tác của người mua với địa chỉ cung cấp gồm: giao tiếp với người bán, tìm kiếm trên mạng, nhận sản phẩm, các dịch vụ của doanh nghiệp,…

trai-nghiem-khach-hang-la-gi
Trải nghiệm khách hàng là gì?

Trải nghiệm khách hàng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm mà còn dựa vào cảm nhận của khách hàng về các dịch vụ mà doanh nghiệp triển khai.

Nên có thể chắc chắn rằng trải nghiệm khách hàng tốt chính là chìa khóa mang lại cho bạn sự thành công và khiến khách hàng tiếp tục ủng hộ.

Xem thêm:  TOP 10 tài khoản instagram nhiều follow nhất trên thế giới

Trải nghiệm khách hàng đóng vai trò gì?

Trải nghiệm khách hàng có tác động lớn tới sự phát triển cũng như tạo ra thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy vai trò của nó là gì?

Khách hàng có xu hướng quay lại dùng nhiều lần

Mỗi chúng ta đều có quan niệm về “ cái nhìn ban đầu”, bởi đó chính là ấn tượng ban đầu mà doanh nghiệp tạo ra cho bạn. Mỗi khách hàng đều mong muốn được sử dụng những thứ gì tốt nhất và chất lượng nhất.

Bởi vậy, nếu doanh nghiệp mà biết áp dụng hiệu quả những cách thu hút khách hàng đồng thời tạo cho họ cảm giác hài lòng, thỏa mãn thì đây chính là đòn bẩy mang lại những trải nghiệm khách hàng tốt.

Những khách hàng có trải nghiệm tốt thì thường có xu hướng sử dụng tiếp và trong một khoảng thời gian dài họ sẽ trở thành khách hàng trung thành.

Giúp tăng trưởng doanh thu

Nếu doanh nghiệp có thể tạo được ấn tượng và trải nghiệm tốt cho khách hàng thì chắc chắn doanh thu của doanh nghiệp đó cũng sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

giup-tang-truong-doanh-thu
Giúp tăng trưởng doanh thu

Tạo lợi thế cạnh tranh

Với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc có được những trải nghiệm khách hàng tích cực luôn được ưu tiên hàng đầu.

Nếu đối thủ của bạn tạo được trải nghiệm khách hàng tốt hơn thì bạn cần chú trọng nhiều vào khâu lên chiến lược kinh doanh của mình.

Xem thêm:  Kiếm Tiền Trên TikTok Như Thế Nào? Hướng Dẫn A-Z 6 Cách

Trải nghiệm kém khiến khách hàng tìm nhà cung ứng mới

Sau khi tìm hiểu trải nghiệm khách hàng là gì thì chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng, nếu trải nghiệm khách hàng kém thì có thể mất khách hàng bất cứ lúc nào. Phần lớn các doanh nghiệp bỏ qua trải nghiệm khách hàng ban đầu đều sẽ mất đi một lượng khách hàng tiềm năng lớn sau này.

Hoặc cũng có thể là do chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng tẻ nhạt khiến họ tìm kiếm những nhà cung ứng mới.

Bí quyết giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng là gì?

Có khá nhiều cách giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, bạn có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:

Cá nhân hóa

Trải nghiệm cần được điều chỉnh theo nhu cầu của cá nhân và phản ánh tình huống cụ thể của họ. Điển hình là nhân viên CSKH cần đưa ra các tình huống khi nói chuyện cùng khách rồi đưa ra các lời khuyên. Lúc này khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng với những đề xuất này từ phía nhân viên.

ca-nhan-hoa
Cá nhân hóa

Tính chính trực

Cần cho khách hàng có sự tin cậy vào công ty của bạn. Luôn ưu tiên lợi ích của khách hàng đầu, đây chính là yếu tố mang lại trải nghiệm khách hàng xuất sắc.

Ví dụ: Doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng phản hồi cởi mở thông qua các trang mạng xã hội. Trong nhiều công ty thì nhu cầu của nhân viên, cổ đông và khách hàng có mối quan hệ gắn kết với nhau.

Xem thêm:  2 cách lấy lại fanpage bị hack hiệu quả

Tiết kiệm thời gian, công sức mua hàng

Để dễ hiểu thì chúng ta có thể lấy các trang thương mại điện tử làm ví dụ. Tại đây có hàng loạt các mặt hàng cho bạn lựa chọn, khi mua bạn chỉ cần nhấn vài cú nhấp chuột là có thể nhận hàng mình muốn nhanh chóng. Khách hàng rất cao vấn đề này bởi họ thường thích quá trình mua diễn ra nhanh chóng, thay vì phải làm việc với một máy điện thoại xử lý nhiều cuộc gọi với các tùy chọn.

Kỳ vọng

Yếu tố này căn cứ vào sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu và các tương tác  giữ khách hàng cùng công ty sẽ hình thành lên các kỳ vọng, mong muốn của người mua. 

Ví dụ: Chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng vô cùng khi nhận được sản phẩm vượt qua tiêu chuẩn họ mong đợi.

Xem thêm:

Đồng cảm

Nhân viên cần biết đặt mình vào vị trí của người mua và phản ứng phù hợp. Nhiều người mua hàng cần được thấu hiểu, đồng cảm với các khó khăn họ gặp phải. Còn nhiều trường hợp họ muốn nhận được giá trị từ lời khuyên.

Đồng cảm không đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của khách hàng, mà nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy yên tâm và làm tăng trải nghiệm của họ.

dong-cam
Đồng cảm

Trên đây là các thông tin giúp giải đáp trải nghiệm khách hàng là gì khá đầy đủ, bạn có thể tham khảo và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

FORLIKE.PRO – SOCIAL SERVICES

  • Email:: [email protected]
  • Điện thoại: 0969 56 57 44
  • Website: ForLike.Pro
  • Địa chỉ: Times City T10, Minh Khai, Vĩnh Phú, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi